Các bác thợ rèn nhúng dao đang nóng đỏ vào nước để làm gì?

Các bác thợ rèn là những nhà luyện kim bậc thầy. Họ chế tạo từ những vật dụng hàng ngày như dao, kéo, nông cụ,…cho đến những tuyệt tác như những thanh kiếm của các Samurai Nhật Bản nổi tiếng sắc bén hay thanh gươm Damascus hàng nghìn năm mà vẫn tồn tại. Thực tế thì những thợ rèn đầu tiên được coi như những thủy tổ của ngành cơ khí luyện kim.

Chắc hẳn chúng ta đã có lần nhìn thấy – trực tiếp hay qua sách báo, truyền hình – khi rèn dao, các bác thợ rèn thường nung đỏ dao rồi nhúng vào chậu nước lạnh. Làm như vậy nhằm mục đích gì? Rất nhiều người trong chúng ta biết rằng, đó là thao tác “tôi” sắt (thép) để dao trở nên cứng cáp và sắc bén hơn. Nhưng hầu hết chúng ta không biết những gì xảy ra trong quá trình “nung đỏ – bỏ nước” ấy.

Khoa học về xử lý kim loại (thuộc luyện kim) gọi đó là thao tác “tôi” thép. Trong quá trình này, thép (con dao) được nung nóng lên nhiệt độ cao (khoảng trên 730 độ C – 800 độ C với đa số thép làm dao). Ở nhiệt độ cao này, sẽ có biến đổi về cấu trúc bên trong khối thép, toàn bộ khối vật liệu được nung nóng sẽ có cấu trúc đồng nhất và mềm dẻo mang tên là Austenite (gọi theo tên nhà khoa học Austen). Người ta sẽ giữ khối thép trong lò than một lúc đủ lâu để toàn bộ khối thép chuyển biến hết về cấu trúc bên trong. Khi nhúng cả khối thép đang nóng đỏ như vậy vào nước lạnh, do nhiệt độ giảm đột ngột, bên trong khối thép sẽ chuyển sang cấu trúc có tên Martensite, là cấu trúc gồm các hình kim, có độ cứng rất cao. Vì lý do đó, dao thép sau khi “nung đỏ – bỏ nước” sẽ có độ cứng cao hơn rất nhiều so với bình thường và dĩ nhiên là sắc bén hơn.

Các công nghệ dùng nhiệt (nung nóng, làm nguội) để thay đổi tính chất vật liệu được nghiên cứu trong ngành “Nhiệt luyện” – một phần của Luyện kim & Kỹ thuật vật liệu hiện đại. Tất nhiên, các công nghệ Nhiệt luyện này được áp dụng không chỉ cho dao của bác thợ rèn mà cho hầu hết các vật phẩm của ngành cơ khí phục vụ đời sống của chúng ta: các chi tiết của xe máy, ô tô, máy móc công nghiệp,…

tho-ren-cuoi-cung-ha-noi

Còn rất nhiều khía cạnh khoa học trong quá trình rèn dao, ví dụ như vừa nung nóng vừa dùng búa đập lên dao. Việc này ngoài mục đích tạo hình dao, còn làm cho các hạt thép trong con dao “nhỏ” đi và khiến dao có độ bền cao hơn. Kỹ thuật hiện đại có hẳn một mảng nghiên cứu về các phương pháp này, gọi là “cơ – nhiệt luyện” (Kết hợp gia công cơ và nhiệt để cải thiện độ bền cho thép)

Và, các bác thợ rèn có kinh nghiệm biết rất rõ loại thép nào có thể tôi cứng, loại nào không thể tôi cứng dù có nung nóng đến độ nào đi nữa, họ cũng biết nên nung đến mức độ nào, giữ trong lò than bao lâu đối với các loại thép khác nhau. Những người lâu năm thậm chí chỉ cần nhìn ngọn lửa cũng biết bao nhiêu độ hoặc gõ vào thanh thép là biết có thể rèn ra dao sắc hay không.

Họ đúng là những bậc thầy về luyện kim

Nova @ MES Lab.

Ná Cao Su

Để làm cái ná cần có hai sơi dây cao su. Thời trước cao su hiếm lắm. Có lần tôi phải bắt trộm con gà nòi con của ông tôi đem đổi cho thằng cha cắt dép lốp ngồi ở chợ Đầu Cầu. Cột dây vào gọng ná cũng là việc rất khó. Cột sao cho hai sợi dây thun căng ra thật đều thì viên đạn bay mới thẳng, trúng đích. Lại còn phải kiếm miếng da bọc. Cuối cùng là công việc nhặt đạn. Đạn là sỏi, cố tìm sao cho được những viên sỏi tròn, vừa tay, cỡ lớn hơn hòn bi ve một chút. Hồi ấy bọn tôi nhặt sỏi ở bến sông, và thường cho vào túi quần sooc. Chẳng mấy chốc mà túi quần nào cũng rách cả. Mẹ tôi rất bực mình, về sau mẹ may cho cái túi đựng đạn. Có cái ná cao su đeo nơi cổ, bị đạn giắt lưng quần, vắt vẻo trên mình trâu trong buổi chiều lang thang. Đứng trên đồi nhìn hoàng hôn bao trùm cảnh vật, như chiếc áo choàng màu khói hương, một nỗi buồn nhẹ nhẹ dễ chịu làm sao!

Ban chim 1

Lúc mới bảy tám tuổi, chưa đủ sức kéo cái ná cao su thì tôi thường đi theo bọn lớn hơn giúp chúng nhặt đạn, tìm chim và nếu chúng bắn con chim chết rơi trong bụi thì bọn nhỏ chúng tôi chui vào lấy. Rủi con chim rơi vào vườn người khác bọn lớn sợ chó không dám vào bọn nhỏ chúng tôi chui vào nhặt hộ. Đây là thời kì tập sự để trở thành chàng thợ săn. Trong mấy năm đó tôi học được thật nhiều bài học quí giá. Tôi biết được tập tính của từng loại chim. Và tôi cũng nghiễm nhiên trở thành nhà động vật học, ngành điểu học. Những buổi trưa đứng gió, trời nắng gay gắt, ánh mặt trời sau kẻ lá, đứng dưới nhìn lên phải nhận ra cái bụng lông trắng của con chim. Khó hơn cả là những lúc gió to cành lá vật vã rung động phải biết chú chim nhảy nhót nơi nào và phải bắn thật nhanh, bắn linh tính, không cần nhắm, và nhất là phải có tài thiện xạ. Hạ một chú chim sâu bé như cái hạt mít trên ngọn cây thông cao đung đưa trong gió không phải dễ, mặc dù có hạ được, thịt chú chim không đủ một miếng ăn. Thế nhưng bọn tôi phải làm sao có được thành tích đó để cho bọn kia nể phục và chấp nhận cho vào hội săn.

Cái ná cao su chỉ là một thứ vũ khí trẻ con thô sơ. Nhưng chúng tôi bắn tất. Bạ con gì cũng bắn, chó mèo, gà, vịt, thỏ, heo, và cả trâu bò…Nói nghe thì ghê gớm lắm, nhưng với cái ná cao su và ở tuổi chúng tôi thì hạ được anh chào mào, chị sè sẻ chẳng phải là chuyện dễ dàng. Tuy lúc nào, ở đâu cũng kè kè cái ná bên mình, nhưng năm thì mười họa mới bắn được con chim bé tẹo, nướng đem chia mỗi đứa không đủ nhét kẽ răng. Mỗi khi ăn chúng tôi cố nhai thật chậm thưởng thức, nhấm nháp cái chiến công hiển hách và cái chiến lợi phẩm vô cùng quí giá đó.

Sung_cao_su

Tôi cũng nghiệm ra rằng thường những con vật mà chúng tôi hạ được, đều khờ khạo, già nua, chậm chạp hơn đồng loại. Có thể nói như những nhà khoa học bây giờ thì sự bắn chim của bọn trẻ con chúng tôi không gây hại mà còn làm tốt cho môi trường, giống như hổ báo thịt những con thú già thú bệnh, làm vệ sinh môi trường.

So với khẩu súng hơi bây giờ thì cái ná cao su là thứ vũ khí thô sơ, không chút chính xác. Với khẩu súng hơi, nếu con chim chịu đứng yên vài giây và trong một khoảng cách mưới mét thì chắc chắn nộp mạng. Cây súng cao su không bao giờ được như thế. Nó là một dụng cụ không chính xác, tất cả nhờ tài năng của người bắn hay bắn dở, một ít may mắn và giống như người nghệ sĩ với cây đàn, khi hay khi dở.

 

[Blogger]

Zái mít !!!

Ai đã từng sinh ra và lớn lên từ miền quê hẳn sẽ đi qua tuổi thơ bằng những ngọt ngào của dòng sông quê mẹ, bằng mùi thơm ngái của cánh đồng mùa ải, bằng những mặn chát, cay nồng của bát muối ớt chấm với quả dại. Chả biết từ đâu mà người ta đặt tên rồi gọi là zái mít.

89077062

Zái mít mọc ra từ thân mít nhưng không phát triển thành quả. Khi còn non zái mít chỉ là một cục xanh lè. Zái mít cũng chín, khi chín zái chuyển sang màu vàng nâu, phủ đầy lớp phấn trắng li ti và có mùi thơm nhẹ (nhưng không phải mùi của quả mít chín).

Mỗi độ tháng ba về, trời lành lạnh, mưa xuân lất phất là zái chín rộ nhất. Ấy là khi lũ trẻ trốn nhà rủ nhau đi kiếm zái mít về ăn. Chỉ nghe tiếng ríu rít, thì thào ngoài đầu ngõ là người lớn phải canh chừng. Vì chúng không chỉ lấy zái mà biết đâu có đứa láo cá là bẻ luôn cả quả mít non (quả mít non ăn ngon hơn zái, đỡ chát hơn).

dai mit

Bẻ một zái, quyệt mấy cái vào vạt áo cho hết lớp phấn bên ngoài, chấm vào bát muối ớt, cắn một miếng… chát lịm!. Hạt muối tan quện vào lưỡi cùng vị cay xè của ớt khiến nước trong miệng trào ra, trào ra như để nuốt trôi miếng zái chát nghẹn. Không đứa nào khen ngon. Nhưng tất cả đều hỉ hả với chiến lợi phẩm vừa thu được.

Năm qua đi, tháng qua đi. Con người mỗi lớn. Cây trong trong vườn vẫn còn đó, nhiều lên, mà người thì đã đi xa, đời sống khác đi. Không mấy ai còn nhớ tới cây mít vẫn quả non, vẫn zái – rơi đầy gốc – như tuổi thơ mỗi người đã đánh rơi, còn in dấu vết chân non.

Rồi một ngày tìm về ta bỗng thấy tuổi thơ mình đánh rơi đâu đó – dưới gốc mít già.

Zái mít, ai đã ăn và có nhớ…?

[BLOGGER]

Về những người đi qua cuộc đời

Tôi đã đi qua nhiều người, và nhiều người cũng đã đi qua tôi. Cái chúng tôi trao nhau có những khi nhiều hơn một ánh mắt, dài hơn một con đường, hân hoan hơn một thằng bé được nghỉ hè và đau đớn hơn cả người bộ hành ảo tưởng về một dòng sông. Có những người ở lại, và những người ra đi, có những người lại chỉ ngang qua như gió thoảng…

Cái sự đến và đi, đôi khi ngỡ ngàng hơn chúng ta thường nghĩ. Cuộc đời con người vốn có nhiều cái giật mình, và một trong số đó là cái giật mình thảng thốt khi ta đánh rơi những cái vốn tin rằng sẽ mãi mãi bên cạnh. Người đời thường nói, chỉ đến khi mất đi, ta mới biết rằng mình đã có. Có lẽ vì vậy nên có những người đã được sắp xếp đến bên cuộc đời, chỉ để ta biết rằng cái giá của nuối tiếc chỉ được đánh cược trong một giây ta hờ hững. Có những người tôi chọn đứng cạnh, và những người tôi rời bỏ (bỏ rơi?).

Tôi sống chưa đủ lâu, nhưng cuộc sống của những người trẻ tự cho mình quyền vấp váp tin rằng đã đủ để biết được ai là người xứng đáng để mình tin. Chọn lựa một ánh mắt trong hàng triệu ánh nhìn ta bắt gặp trên đường để đi cùng nhau chẳng phải một điều dễ, cớ gì để không học lấy cách mà nâng niu? Nhưng cuộc đời vốn không giản dị như cách người này tặng người kia một viên kẹo đường, rồi mỉm cười tin rằng bây giờ và vĩnh viễn về sau trên môi luôn ngọt ngào đến thế. Đã qua rồi cái tuổi tin rằng chỉ cần mình sống tốt, và cuộc sống sẽ cười. Cái tốt của mình, còn phải đặt trong hàng ngàn cái tốt khác nữa, có khó quá hay không? Để một người đi qua cuộc đời, suy cho cùng vẫn luôn là một điều đáng tiếc, dù họ có mang đến cho chúng ta điều tồi tệ thế nào đi chăng nữa. Một bàn chân đi qua, thì kỉ niệm vẫn còn đó, vết thương còn đó, nỗi buồn và cả niềm vui vẫn ở đó, dù thời gian có đi dài đến bao nhiêu… Chỉ là nước mắt mặn thêm, niềm tin bé lại, và ánh nhìn cuộc sống chậm rãi hơn.

Có một ngày, một người quan trọng nào đó cũng sẽ rời bạn mà đi. Cái trách lòng người phụ bạc không nên là cái trách đầu tiên. Nếu muốn ăn năn, hãy tự nhắc đến cái nỗi vô tâm, rong chơi dài rộng của bản thân, dù là vì lý do gì đi nữa mà họ để bạn lại một mình. Cứ tự trách mình rằng sao không yêu cho đủ, sao không sống thật hết lòng… Không có niềm tin nào là không xứng đáng, chỉ là mình có đặt nhầm chỗ hay không? Nhiều khi chỉ ước cái nỗi vô tâm nhỏ như hạt cát, cái sự bận tâm về những điều day dứt còn bé hơn nỗi vô tâm. Trước sau, tôi đã khóc, đã cười, đã sống, đã ngất nhiều giữa những mối quan hệ. Và rồi tôi lớn lên. Tôi vẫn đang và sẽ vui, đang và sẽ buồn với những cái gặp mặt mà cuộc đời sắp xếp. Chỉ mong rằng, người cần tôi, tôi đến, người tôi cần, đừng đi.

Thỉnh thoảng yêu thương…

Cái chốn khói, bụi, xe và bao nhiêu thứ bẳn gắt không tên nữa… Vậy mà đi xa vẫn nhớ! Nỗi nhớ không da diết nhưng có thật. Chỉ nhẹ nhàng, giản đơn muốn về để ngả lưng một chút và rồi lao vào công việc.

Lắm lúc thấy mình bất công và bội nghĩa. Chẳng bao giờ mình yêu thương được Sài Gòn dù là một chút thôi, chỉ một chút! Nhưng đấy chính là nơi mà mình trưởng thành thật sự, là chốn cho mình trải nghiệm cuộc sống, là chốn để mình hiểu rõ những yêu thương, những ngọt ngào, ấm áp của một miền quê đã vời xa…

Đi xa về, bước vào lòng Sài Gòn, đắm chìm trong không gian ngập ngụa người, thấy mệt! Nhưng vẫn cảm nhận một điều gì đó quen thuộc! Bất giác tự hỏi: sao lần này lại có cảm giác với Sài Gòn, có một ý nghĩ mơ hồ không rõ nội dung nhưng yêu chìu và ngọt ngào dành cho Sài Gòn! Rồi, ngấm dần… cảm nhận Sài Gòn như một người bạn – đi cạnh nhau, thấy nhau, đi xa chắc cũng nhớ, tạm biệt chắc cũng buồn nhưng không chung chăn gối và không thể là một!

sg

Nói vậy thôi, đôi khi Sài Gòn đẹp lắm! Cũng yêu thương hàng cây trải dài, rậm rạp trên đường Tôn Đức Thắng; cũng man mác lòng khi chạy qua bến Bạch Đằng mà trong lòng lẩm nhẩm từng câu: "em đứng bên sông Sài Gòn, thấy gió không là môi hôn, thấy trăng không đùa với sóng,…"; cũng phải lòng những cơn mưa, những hàng cà phê với ghế gỗ thấp tè trên Phạm Ngọc Thạch; cũng nghiện cái âm thanh xì xồ quyện chặt với mùi nồng nồng, ngai ngái của phố thuốc Đông Y ở khu Chợ Lớn,…Thấy, nghe và yêu (nhẹ lắm) như đối với một người bạn – không thân nhưng biết nhiều!

Chiều nay, bỗng muốn ngang dọc khắp Sài Thành…

Mẹo hay để luôn lạc quan, yêu đời

Khi tắm hát to lên thành tiếng có thể thúc đẩy cơ thể bài tiết các chất không có lợi, từ đó sinh ra cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, giảm nhẹ áp lực. Nếu tâm trạng càng không thoải mái thì càng nên hát to lên.

 

vn-smiles

Continue reading “Mẹo hay để luôn lạc quan, yêu đời”

Lãnh đạo giỏi phải dám chịu trách nhiệm đến cùng

Steve Jobs thay đổi 7 lĩnh vực trên thế giới: máy tính cá nhân, phim ảnh, nhạc, điện thoại, máy tính bảng, bán lẻ và công nghệ xuất bản số và được xếp vào nhóm những nhà phát minh vĩ đại nhất của Mỹ.

TIỂU SỬ STEVE JOBSSteve Jobs đồng sáng lập ra Apple trong gara ô tô của cha mẹ ông vào năm 1976, bị đuổi khỏi Apple vào năm 1985 và sau đó trở lại để cứu công ty khỏi bờ vực phá sản vào năm 1997 và đến lúc ông mất vào tháng 10/2011, ông đã đưa công ty lên vị thế công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.

Trong quá trình xây dựng công ty, ông đã giúp thay đổi 7 lĩnh vực trên thế giới: máy tính cá nhân, phim ảnh, nhạc, điện thoại, máy tính bảng, bán lẻ và công nghệ xuất bản số. Ông được xếp vào nhóm những nhà phát minh vĩ đại nhất của Mỹ, cùng với Thomas Edison, Henry Ford và Walt Disney. Chẳng có người đàn ông nào trên đây được coi như một vị thánh thế nhưng ngay cả rất lâu sau khi thế giới đã quên đi về tính cách của họ, lịch sử sẽ vẫn nhớ đến cách họ áp dụng trí tưởng tượng vào công nghệ và kinh doanh.

Continue reading “Lãnh đạo giỏi phải dám chịu trách nhiệm đến cùng”

Hỏi đá có buồn không !?

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=r5rKYXknZqg]

Cuối thu, một đám cháy đi qua mảng rừng nọ, nơi có cái cây lớn nhất khu rừng, ngọn lửa hung dữ thoáng chốc thiêu rụi cái cây chỉ còn lại là vài mẩu than nhỏ. Gió đến, biến những mẩu than cuối cùng còn đỏ lửa ngổn ngang trên mặt đất thành tro tàn rồi thổi tan đi. Khi mặt đất không chút sự sống và hơi ấm nào cũng là lúc gió mang cái lạnh giá của mùa đông đến …

Continue reading “Hỏi đá có buồn không !?”

Tin vào bản thân – Nền tảng vững chắc xây dựng lòng tự trọng

Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Thiếu lòng tự tin, bạn sẽ không có lòng tự trọng. Thiếu lòng tự tin, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Khi còn đi học chẳng hạn, vì sợ thiếu điểm nên bạn quay cóp. Là sinh viên sắp ra trường, vì thiếu điểm nên bạn chạy điểm, mua điểm để tốt nghiệp. Cho dù bạn viện dẫn bất cứ lý do gì: vì hoàn cảnh, vì kinh tế, vì xã hội nó như thế…thì nguyên nhân xâu xa và chính xác nhất vẫn là sự sợ hãi, sợ không có được tấm bằng, sợ không đạt được điều mà mình mơ ước. Bạn đã thiếu lòng tự tin, “tay trắng làm nên” là chuyện của người khác, còn bạn, bạn phải có tấm bằng để tranh đua với đời. Vì thiếu lòng tự tin nên bạn đánh mất lòng tự trọng, bạn thừa biết việc mua điểm, mua bằng là đáng xấu hổ (trừ phi bạn tự hào khoe với con bạn rằng: “Ngày xưa bố/mẹ học kém nên đã xài bằng cấp giả” ). Biết là chuyện xấu hổ, nhưng vẫn phải làm, và sẽ tiếp tục làm?

Continue reading “Tin vào bản thân – Nền tảng vững chắc xây dựng lòng tự trọng”

Người thành công là người không bao giờ bỏ cuộc

Có người xem tử vi cho tôi và nói với tôi rằng năm 2011 là một là một năm khó khăn của tôi, tôi sẽ còn gặp nhiều điều không may nữa cho đến tháng chạp âm lịch. Haizzz

Tôi không băn khoăn vào những điều tử vi nói, nhưng có đôi lúc tôi đổ lỗi cho năm nay là năm khó khăn của tôi nên làm việc gì cũng chẳng thuận lợi, mọi việc trì trệ, đình đốn. Và vì thế tôi vẫn luôn tự cho rằng sang năm, tôi sẽ may mắn hơn, mọi việc sẽ thuận lợi như những gì tôi mong muốn và tính toán. Dường như câu chuyện lặp đi lặp lại khi năm cũ chưa qua, tôi luôn hi vọng chờ đợi năm mới tốt lành sẽ đến.

Continue reading “Người thành công là người không bao giờ bỏ cuộc”