Vì sao chúng ta phải tặng quà Giáng sinh cho nhau?

Việc tặng quà Giáng sinh theo thời gian đã trở thành một trong những truyền thống của ngày lễ này. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của việc tặng quà Giáng sinh trong dịp này?

Khi Chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua từ phía Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính. Họ mang đến 3 món quà quý giá là vàng, trầm hương và mộc dược.

qua-giang-sinh

Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Đây là ba màu sắc tượng trưng cho Giáng sinh và theo thời gian, từ cách trang trí đến thời trang, đều lấy cảm hứng từ gam màu này.

Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có để bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừu mang tặng Chúa trái cây và các đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Đối với một số người, tặng quà cho nhau trong ngày Giáng sinh có ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Bởi Chúa Jesus đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Việc tặng quà xem như mô phỏng cho hành động nho nhỏ của bạn dành cho người khác mà không cần được đáp trả. Việc tặng quà Giáng sinh còn là biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn.

Tại sao chúng ta hay thấy hình khuôn mặt trong những đồ vật vô tri?

Các nhà khoa học cho biết con người chúng ta rất hay tưởng tượng ra những khuôn mặt từ hình dáng của những vật thể vô tri. Chỉ cần nó có những nét từa tựa đôi mắt và cái miệng, não bộ bạn sẽ tự động gán nó cho một khuôn mặt.

Hành vi nhận thức này phổ biến đến nỗi các nhà khoa học phải đặt cho nó một cái tên: "Face pareidolia". Các nhà khoa học đã xác định được một khu vực trong não bộ gọi là Fusiform face area (FFA) chuyên có chức năng nhận dạng khuôn mặt. Họ chứng minh điều đo bằng cách đưa các tình nguyện viên vào máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và lần lượt chiếu cho họ xem một loạt các hình vẽ.

Khi đến các hình vẽ khuôn mặt thật, FFA mất 130 mili giây để được kích hoạt trong não bộ, giúp tình nguyện viên nhận biết đó là một khuôn mặt. Với các hình vẽ tựa khuôn mặt, FFA mất một chút lâu hơn, nhưng cũng chỉ 165 mili giây để sáng lên trên màn hình fMRI. Còn các hình vẽ không có dạng khuôn mặt, FFA không được kích hoạt.

 photo-2-15982321454751517604593

Các nhà khoa học đã xác định được một khu vực trong não bộ gọi là Fusiform face area (FFA) chuyên có chức năng nhận dạng khuôn mặt.

Quan sát sự phát triển của khu vực FFA trong não bộ, các nhà khoa học nhận thấy nó kém phát triển ở trẻ em nhưng sẽ phát triển đầy đủ khi chúng ta đến tuổi vị thành niên. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh ngay từ 3 tháng tuổi đã có thể nhận biết các khuôn mặt khác nhau và đặc biệt thấy gần gũi với khuôn mặt của mẹ.

Một giả thuyết đặt ra, đó là khu vực FFA và chức năng nhận biết khuôn mặt sẽ cho phép trẻ sơ sinh bám lấy mẹ mình và những người khác xung quanh để có được thức ăn. Ở thời kỳ đó, thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chỉ có thể lờ mờ thấy các mẫu hình khuôn mặt.

photo-3-1598232143893490836477

Chính sự nhận diện không đầy đủ này đã gieo mầm cho "Face pareidolia" khiến chúng ra có thể tưởng tượng ra một khuôn mặt dù đó không hẳn là các khuôn mặt thật.

"Mô hình cơ bản chứa các đặc điểm xác định khuôn mặt người (thường là hai mắt và một miệng) là thứ mà bộ não của chúng ta đặc biệt chú ý đến. Chính nó đã thu hút sự chú ý của chúng ta đến các vật thể khơi gợi Face pareidolia", Colin Palmer một nhà thần kinh học đến từ Đại học New South Wales (UNSW) cho biết.

photo-4-1598232143449950551499

"Nhưng nhận thức khuôn mặt không chỉ là nhận biết sự hiện diện của một khuôn mặt. Chúng ta còn cần nhận ra người đó là ai và đọc thông tin từ khuôn mặt của họ, chẳng hạn như liệu họ có đang chú ý đến chúng ta hay không, và liệu họ đang vui hay đang buồn".

Nhu cầu nhận diện này thúc đẩy vùng FFA trong não bộ phát triển và hoàn thiện ở tuổi vị thành niên. Đến tuổi này, việc nhận biết được khuôn mặt với các trạng thái khác nhau sẽ đem lại lợi thế tiến hóa, Palmer nói. Chẳng hạn, một người có thể biết người đối diện là một kẻ lạ mặt hay kẻ thù đang giận dữ với mình, anh ta có thể sẵn sàng đối phó hoặc chạy trốn mối đe dọa đó để tồn tại.