IELTS là gì?

IELTS là viết tắt của các chữ International English Language Testing System (Hệ thống thi trắc nghiệm tiếng Anh Quốc tế). Sở dĩ có hệ thống thi cử này là vì các trường Đại học ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada… sử dụng tiếng Anh là chuyển ngữ, do vậy yêu cầu đầu tiên nhập học là sinh viên phải đạt đến trình độ tiếng Anh nào đó để có thể nghe giảng, đọc sách, làm bài tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác. Nói đơn giản, IELTS là công cụ đánh giá về khả năng ngôn ngữ về nghe, nói, đọc, viết của các du học sinh xem họ có thể học tập, làm việc bằng tiếng Anh trong môi trường nói tiếng Anh được không.

india-exams-ielts-format

Ngoài IELTS, còn có các hệ thống kiểm tra tiếng Anh khác như TOEFL (Kiểm tra trình độ ngoại ngữ tiếng Anh), CFC (chứng chỉ tiếng Anh của trường ngoại ngữ Cambrige)…

Các trường Đại học ở các nước thuộc khối liên hiệp Anh sử dụng IELTS như một phương tiện kiểm tra chính thức đồng thời cũng chấp nhận kết quả của các hệ thống thi cử khác, trong khi đó các trường Đại học ở Mỹ chủ yếu sử dụng hệ thống kiểm tra TOEFL. Một trong những lý do IELTS được sử dụng rộng rãi là vì hệ thống thi này nhấn mạnh vào việc kiểm tra các kỹ năng ngôn ngữ. Và như vậy tức là nó chuẩn bị cho thí sinh các kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của nhà trường. Chẳng hạn bài thi viết đặt yêu cầu mô tả và lập luận hiển nhiên rèn luyện kỹ năng nhận xét và tư duy tuyến tính, mà thiếu nó thì sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong khi viết luận văn của mình. Bài thi đọc có những yêu cầu về tìm ý chính, ý chi tiết, tóm tắt nội dung, khái quát thông tin, tìm số liệu, suy diễn… Tất cả đều rất cần thiết cho việc hình thành và phát triển kỹ năng nghiên cứu của sinh viên. Bài thi nghe và nói giúp cho sinh viên kỹ năng giao tiếp trong môi trường bản ngữ tự nhiên: Nghe, giảng bài, tranh luận, xem TV, tham gia các hoạt động ngoại khoá sinh viên…Tóm lại hệ thống chuẩn bị rất toàn diện để sinh viên học tập và sinh hoạt phù hợp với môi trường học tập và nghiên cứu. Với những ưu điểm này IELTS vượt trội hơn TOEFL mà trọng tâm của nó là kiến thức ngôn ngữ. Chính vì giao tiếp và lấy việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ trên cơ sở trau dồi kiến thức ngôn ngữ làm mục đích là nơi bạn cần đến. Ai dạy và dạy như thế nào là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn. Cần tránh xa những nơi tầm chương, trích cú, phân tích câu, luyện ngữ pháp, thầy giảng trò nghe ghi…. Đấy không phải là cách dạy và học ngoại ngữ hiệu quả. Yếu tố người học vẫn là quan trọng nhất. Bạn phải chủ động và mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ trong lớp học cũng như ở nhà. Học ngoại ngữ theo quan niệm mới là quá trình học từ việc giao tiếp cho dù là trong quá trình giao tiếp đó bạn mắc lỗi. Song chính việc nhận ra lỗi sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình nắm ngôn ngữ của bạn.

Có được trình độ tiếng Anh bạn vừa có lợi thế về học lực tại điểm xuất phát, vừa tiết kiệm được thời gian và tiền của để học tiếng Anh ở khoá học dự bị Đại học ở nước ngoài.

[theo BKTIT Academy]

Bài thi TOEIC®—chuẩn toàn cầu đánh giá trình độ Tiếng Anh.

Câu hỏi trong bài thi TOEIC được viết bởi các nhà giáo dục và các chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc tổ chức độc lập và phi lợi nhuận ETS, và được sử dụng để đánh giá các kỹ năng nghe và đọc, cũng như nói và viết tiếng Anh. Các câu hỏi trong bài thi được dựa trên các bối cảnh và tình huống thực – bao gồm rất nhiều lĩnh vực: giải trí, du lịch, tài chính, sản xuất, nhân sự, kinh doanh nói chung và nhiều lĩnh vực khác.

Bài thi TOEIC là cộng cụ đánh giá công bằng, khách quan và rất đáng tin cậy về trình độ tiếng Anh hiện tại của người dự thi.

Hãy xem độ tin cậy và tiêu chuẩncủa bài thi TOEIC của ETS tại đây.

Tìm hiểu về các dạng bài thi TOEIC
Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp hay mỗi tổ chức, ETS cung cấp công cụ đánh giá toàn diện bao gồm Nghe & Đọc và Nói & Viết.

Bài thi Nghe và Đọc TOEIC
Bài thi Nghe và Đọc TOEIC đánh giá khả năng nghe và đọc tiếng Anh thông qua các ngữ cảnh khác nhau trong môi trường kinh doanh thực tế.

Hoạt động kinh doanh toàn cầu đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Ngoài ra, các nhân viên của bạn cũng cần nắm vững tiếng Anh để họ có thể giao tiếp hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế.

Bài thi Nghe và Đọc TOEIC được thực hiện bằng giấy và bút chì tại các địa điểm thi thuận tiện hoặc ngay tại các công ty trên khắp thế giới.

Tham khảo bài thi Nghe và Đọc TOEIC tại đây.
Xem các câu trả lờicho các câu hỏi thường gặp về bài thi Nghe và Đọc.

Bài thi Nói và Viết TOEIC
Các bài thi Nói và Viết TOEIC mới đánh giá khả năng nói và viết tiếng Anh trong môi trường làm việc bằng cách sử dụng các mẫu câu cơ bản và vốn từ vựng phổ thông được sử dụng hàng ngày.

Trên thị trường toàn cầu ngày nay, các nhân viên cần phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt. Hơn bao giờ hết, họ phải có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh—vượt qua mọi biên giới và sự khác biệt về văn hóa – có thể thông qua email, nói chuyện trực tiếp, bằng điện thoại hay qua hội nghị truyền hình.

Các bài thi Nói và Viết luôn sẵn sàng và được cung cấp thông qua đường truyền internet an toàn của các trung tâm khảo thí.

Nguồn : Bangcapquocte.com

GMAT là gì?

GMAT là dạng viết tắt của Graduate Management Admission Test. Đây là một bài thi bằng tiếng Anh trên máy tính. Chứng chỉ GMAT được cấp sau khi bạn hoàn thành tốt bài thi này có giá trị quốc tế.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.800 chương trình quản lý và kinh doanh sau đại học dùng GMAT là một tiêu chí tuyển sinh. Ví dụ nếu bạn muốn học thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) ở Mỹ thì bạn phải có chứng chỉ GMAT. Đây cũng là chứng chỉ tin cậy có thể giúp bạn qua vòng “lọc hồ sơ” của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài danh tiếng.

Bài thi GMAT có những phần gì ?

Bài thi GMAT gồm có 3 phần: toán, ngôn ngữviết. Phần toánngôn ngữthi dưới hình thức trắc nghiệm. Thời gian thi là 210 phút (không tính 10 phút nghỉ giữa các phần).

Các phần của bài thi GMAT

Analytical writing(Viết)

– Analysis of an issue

– Analysis of an argument

Optional break

Quantitative (Toán)

– Problem solving

– Data sufficiency

Optional break

Verbal(Ngôn ngữ)

– Reading comprehension

– Critical reasoning

– Sentence correction

Thi GMAT ở đâu ?

Để đăng kí thi GMAT các bạn vào website www.mba.com -> REGISTER để đăng kí lịch thi và địa điểm thi.

– Lệ phí thi: $250

– Phí yêu cầu phiếu điểm: $28

– Phí đổi ngày thi: $50

– Thời hạn hiệu lực: 5 năm

CƠ HỘI VÀNG : THI CHỨNG CHỈ CỦA JUNIPER MIỄN PHÍ

B1: Vào website www.juniper.net/fasttrack

B2: Lấy tài liệu về học

B3: Thi thử trên website của Juniper cho đến khi pass > 70%, Juniper sẽ gởi tặng 1 Voucher

B4: Đem Voucher đến Nhất Nghệ (hoặc trung tâm bất kỳ nào của Prometric) để thi Quốc Tế, lấy chứng chỉ của Juniper.

P/S: Trên thị trường thiết bị mạng hiện nay có 2 đại gia là Cisco và Juniper. Các chứng chỉ của Juniper hoàn toàn có thể thay thế các chứng chỉ của Cisco . Đây là cơ hội vàng cho những ai ko có điều kiện thi Cisco (vì quá đắt)

JUNIPER

Phần mềm học thi chứng chỉ quốc tế

Để đạt được những chứng chỉ quốc tế như A+, MCP, CCNA bạn phải vượt qua được các bài thi theo chuẩn toàn cầu. Ngoài việc theo học tại các nơi đào tạo, cũng như tự rèn luyện và nghiên cứu thêm, một công cụ khác cũng hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị đi thi chính là những phần mềm học thi (giống như thi thử) có thu phí. Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về vấn đề này.

“Đề thi thử” có giống “đề thi thật”?

Có khá nhiều nơi rao bán những phần mềm luyện tập việc thi (gọi là practice test), với nhiều tính năng khác nhau, nhưng đa phần vẫn là tập trung vào những “bộ đề thi thử” được quảng cáo là rất sát với nội dung thi thật. Hầu hết các phần mềm này còn có chế độ “bảo đảm”, tức hứa hẹn trả lại tiền (money back) nếu bạn thi.. trượt.

Về nguyên tắc, do nội dung thi đã được các hãng công bố rất chi tiết tại website của mình, cũng như trong những tài liệu học tập, cho nên những câu hỏi luyện tập đa số đều khá gần với những gì bạn sẽ gặp trong phòng thi, thậm chí có câu còn.. giống hệt 100%!! Tuy nhiên, nếu một phần mềm chỉ cung cấp những câu trắc nghiệm (và quảng cáo là “giống đề thật”) thì không đủ để chúng ta sử dụng cho việc học.

Những tính năng thường thấy là: cung cấp giao diện “như thật” để bạn làm quen với hình thức thi trên máy, cung cấp phần giải thích chi tiết cho từng câu hỏi và câu trả lời, chế độ tùy biến cho phép người học chọn những lĩnh vực cần luyện tập, chế độ “thi thật” với giới hạn thời gian nhằm “luyện cho giống”, cung cấp phần “báo cáo” kết quả thật chi tiết để người học biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân,… Ngoài ra, có thể còn có phẫn hỗ trợ 24/24, diễn đàn online,.. để giúp người học rõ hơn những gì còn khúc mắc.

Theo kinh nghiệm của những “chuyên gia thi cử”, đối với các môn thi (của các hãng khác nhau) bạn có thể phải chọn những phần mềm luyện tập khác nhau. Không chắc phần mềm của một công ty đã giúp bạn thi đậu môn của Microsoft thì phần mềm của họ cũng sẽ “tốt” đối với bài thi của Cisco.

Một số phần mềm thông dụng

Tất nhiên có rất nhiều phần mềm practice test, bạn có thể tìm trên Internet để có danh sách. Một danh sách tham khảo là của About.com (http://certification.about.com/od/alphalist). Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ xin điểm qua một vài phần mềm được tác giả Dori Reuscher của About.com bình chọn.

Đứng đầu danh sách là phần mềm của SelfTest Software khá nổi tiếng, cung cấp qua CD hoặc download từ website các bài luyện tập về chứng chỉ của Cisco, CompTIA, Lotus, Microsoft, CIW, Novell, Oracle, và Sun. Bạn hãy vào www.SelfTestSoftware.com để mua hoặc dùng bản demo.

Những chương trình có tên tuổi khác cũng nên biết qua là Whizlabs (www.whizlabs.com), uCertify (www.uCertify.com), Transcender (www.Transcender.com), MeasureUp (www.MeasureUp.com). Mỗi nhà cung cấp chỉ giới hạn trong một số chứng chỉ sở trường.

Ngoài những phần mềm trên, còn có một số phần mềm khác cũng được ưa chuộng (TestKing, PrepLogic, Savvy Engine). Tuy nhiên, các bạn không nên quá phụ thuộc vào các chương trình “luyện thi” này, mà chỉ nên dùng nó như một công cụ bổ sung cho việc học, nhằm giúp bạn tự tin hơn khi bước vào các kỳ thi quốc tế.

Nguồn: Tạp chí eChip

Giải mã MCSA (phần 2)

Phạm vi kiến thức của MCSA

Căn cứ theo website của Microsoft, chứng chỉ MCSA dành cho “dân máy tính chuyên nghiệp” trong môi trường máy tính tương đối phức tạp của những công ty vừa và lớn. Cụ thể hơn, thí sinh đi thi MCSA nên có từ 6 tháng đến 12 tháng kinh nghiệm quản lý hệ điều hành máy chủ (mạng) và hệ điều hành máy trạm, với những đặc tính như:

  • Có từ 250 đến 5000 người sử dụng
  • Có từ ba địa điểm trở lên
  • Có từ ba domain controllers trở lên (nôm na giống như có từ ba mạng logic trở lên)
  • Có các tài nguyên và dịch vụ trên mạng, như thư tín (email), cơ sở dữ liệu, chia sẻ máy in, tường lửa, dùng chung Internet, truy cập từ xa,…
  • Có các yêu cầu về nối kết, như người dùng truy cập từ xa vào mạng, mạng nội bộ nối với Internet,…

Như vậy, chúng ta thấy có một số yếu tố vượt quá nhu cầu thực tế của các mạng tại Việt Nam. Nói cách khác, kiến thức và kỹ năng của MCSA là “hơi dư thừa” với đa số mạng máy tính tại các doanh nghiệp ở nước ta. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải học một vài phần qua mô hình mô phỏng, nghiên cứu qua tài liệu sách vở, chứ không đủ điều kiện để “luyện tay nghề” mọi thứ được học (may mắn là điều này không hạn chế người Việt Nam học và thi đậu MCSA).

Nếu các bạn chưa hề có kinh nghiệm về mạng máy tính, liệu có thể học MCSA từ đầu được không? Câu trả lời là: hoàn toàn trong tầm tay. Tuy nhiên, bạn sẽ khó đủ sức theo học những khóa theo đúng chuẩn Microsoft (khoảng 30 giờ tức 5 ngày liên tục cho một môn) vì chúng được thiết kế cho “dân chuyên nghiệp”. Bạn nên theo học các khóa học được kéo dãn ra, nhằm giúp chúng ta đủ thời gian “tiêu hóa” lượng kiến thức lớn và thực tập các kỹ năng. Hầu hết các khóa học hiện nay tại Hà Nội và T.P. Hồ Chí Minh đều theo hình thức này.

Nhưng cũng cần lưu ý, việc học tập có thể giúp bạn trang bị những kiến thức tương đương như một người có kinh nghiệm, nhưng không có chương trình đào tạo nào giúp bạn có được những “trải nghiệm” thực tế (dự đoán và xử lý hỏng hóc, áp lực thời gian, làm việc nhóm,..). Các khóa học tốt chỉ có thể rút ngắn khoảng cách giữa sách vở và thực tiễn mà thôi. Nếu bạn học và thi đậu MCSA, là một nền tảng thuận lợi để làm việc, nhưng không có nghĩa là bạn đã “thông thạo” mọi điều về quản trị mạng Microsoft.

Những điều cần lưu ý

Điều đầu tiên bạn cần nắm rõ là chuyện tự học. Vì nội dung học MCSA có khá nhiều kiến thức và kỹ năng đòi hỏi quá trình thực tập phải có nhiều máy để nối mạng, phải có đường truyền Internet, phải có hệ thống truy cập từ xa,… cho nên bạn hầu như rất khó tự học tại nhà chỉ với một máy tính (Nếu bạn luyện thi chỉ nhằm để đậu thì cũng chưa chắc làm việc được). Ngược lại, khi theo học bất kỳ khóa nào, bạn cũng phải tự học (đọc sách và luyện tập) thật nhiều, nếu không bạn sẽ không hấp thụ hết lượng kiến thức được chuyển tải.

Một điều cần nhớ khác, đó là chứng chỉ MCSA gắn liền với công nghệ cụ thể (ví dụ Windows Server 2003). Khi Microsoft đưa ra công nghệ mới, bạn phải.. tiếp tục cập nhật để tồn tại. Mặc dù chứng chỉ MCSA không bị “hết hạn”, nhưng nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn đưa “transcript” (bản mô tả chi tiết về kết quả thi) để biết chắc bạn thông thạo công nghệ nào.

Đối với Microsoft, xem như bạn đã khá rành về hệ thống máy đơn, và cũng đã có chút kinh nghiệm về mạng nội bộ trước khi bắt đầu học về MCSA. Cho nên nếu bạn thiếu kiến thức đó, phải đảm bảo tự bạn hoặc nơi đào tạo phải trang bị phần kiến thức nền ấy. Ngoài ra, bạn cũng phải có khả năng đọc được tài liệu bằng tiếng Anh. Vài nơi yêu cầu chứng chỉ A hoặc B quốc gia, nhưng thật ra cũng không hoàn toàn chính xác, quan trọng nhất là khả năng đọc hiểu.

Hy vọng sẽ sớm có thêm nhiều MCSA để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản trị mạng.

get-mcsa

Nguồn : bangcapquocte.com

Giải mã MCSA (phần 1)

Nhiều người đã từng nghe nói đến MCP (Microsoft Certified Professional), nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa biết MCSA là gì, “mặt mũi” ra sao? Bài viết này xin phác họa vài nét về chứng chỉ này nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin.

Nhiều “tracks” và “specializations”

Trên website của Microsoft, MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator) được giới thiệu là “chứng chỉ giúp nâng cao sự nghiệp của bạn thông qua việc khẳng định bạn có đủ kỹ năng để quản lý và chẩn đoán hỏng hóc những hệ thống chạy hệ điều hành Windows”. Nói nôm na, MCSA là chứng chỉ xác nhận khả năng quản trị mạng (của Microsoft). Hiện nay, bạn có hai chọn lựa về công nghệ (theo hệ điều hành): Windows 2000 hoặc Windows Server 2003.

Ứng với hai công nghệ nêu trên, bạn có hai “nhánh” (track) MCSA, mỗi nhánh yêu cầu những môn thi khác nhau. Mặc dù Microsoft vẫn công nhận “MCSA on Windows 2000”, nhưng có lẽ các bạn nên nhắm đến công nghệ mới hơn, vì bản thân chính Windows Server 2003 chẳng bao lâu nữa cũng trở thành “lạc hậu”. Do đó, chúng tôi không đi sâu giới thiệu “nhánh” cũ.

Nhánh “MCSA on Windows Server 2003” có ba hướng: MCSA “tổng quát” (gọi tắt là MCSA), MCSA chuyên biệt về truyền tin (gọi là MCSA: Messaging), MCSA chuyên biệt về bảo mật (gọi là MCSA: Security). Những hướng chuyên biệt (specialization) nhằm xác định những kỹ năng thuộc một lĩnh vực chuyên sâu nhất định, đồng thời phục vụ nhu cầu thực tế đang cần những chuyên gia thông thạo các kỹ năng ấy.

Để lấy được chứng chỉ MCSA, bạn phải thi đậu bốn môn thi:

  • Hai môn thuộc nhóm “Networking System”: gồm Exam 70–290 (Managing and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Environment) và Exam 70–291 (Implementing, Managing, and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure)
  • Một môn thuộc nhóm “Client Operating System”: là Exam 70–270 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Windows XP Professional)
  • Một môn tự chọn (gọi là elective exam), bạn có thể chọn môn về ISA Server hoặc SQL Server hoặc Exchange Server đều được.

Tên các môn thi khá dài, do đó mã số từng môn thường được dùng thay cho tên. Ngoài ra, bạn có thể dùng chứng chỉ MCDST hoặc cặp chứng chỉ A+ và Network+ của CompTIA để thay thế cho môn tự chọn (xem thêm tại http://www.microsoft.com/learning/mcp/mcsa/windows2003). Lệ phí thi tại Việt Nam hiện nay là 50USD/môn, vậy ít nhất bạn phải chi 200 USD để thi MCSA (với điều kiện là không.. rớt lần nào).

MCSA: Messaging yêu cầu bạn thi đậu bốn môn tương tự như MCSA “tổng quát”, riêng môn tự chọn thì bạn không được.. tự chọn nữa, mà phải thi Exam 70-284 (Implementing and Managing Microsoft Exchange Server 2003). Chứng chỉ này xác nhận bạn không chỉ đủ khả năng của một MCSA mà còn thông thạo về máy chủ phục vụ thư điện tử (mail server).

Riêng anh chàng MCSA: Security đòi hỏi nhiều hơn: bạn phải thi năm môn, trong đó ba môn đầu giống MCSA. Hai môn “tự chọn” phải là: Exam 70-299 (Implementing and Administering Security in a Microsoft Windows Server 2003 Network) và Exam 70-227 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Internet Security and Acceleration Server 2000). Quả thật cụm từ “môn tữ chọn” không còn đúng trong trường hợp này nữa.

Nhu cầu thực tế về MCSA

Nhiều bạn rất bối rối trước một rừng thông tin về chứng chỉ của Microsoft. Xin nói ngay: nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quản trị mạng thì chỉ cần tìm hiểu về MCP (mạng), MCSA và MCSE. Khi bạn thi đậu môn đầu tiên (để đạt được MCSA hay MCSE), bất kể đó là môn nào, bạn cũng được công nhận là MCP. Như vậy, cấp độ MCP không đủ cho những người thật sự quản trị một/nhiều mạng quy mô vừa và lớn.

Mặc dù đa số các bạn khi theo học đều muốn “đi đến cùng” – tức trở thành MCSE – nhưng điều đó không cần thiết cho số đông. Công việc hiện nay các nhà tuyển dụng đang cần nhiều đòi hỏi kỹ năng của MCSA, và khả năng ấy là “đủ xài”. Thực tế chỉ cần một số lượng MCSE không lớn, vì các doanh nghiệp cần người “quản trị” nhiều hơn là người “thiết kế” mạng.

(Còn tiếp)

Nguồn : bangcapquocte.com

Các dạng thi TOEFL

TOEFL trên Internet (iBT)

Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kỳ thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.

Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kỹ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.

  1. Nghe: khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 50-90 phút.
    Có hai hình thức của bài nghe: dạng bài thi dài và ngắn. Ở dạng thi dài, thí sinh sẽ phải nghe và trả lời câu hỏi cho 3 đoạn hội thoại và 6 bài giảng văn. Dạng thi ngắn gồm 2 đoạn hội thoại và 4 bài giảng.

    Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.
  2. Nói: gồm 6 bài nói.
    2 bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh có 45 giây để nói.

    4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng. Ờ phần này, thí sinh có 60 giây để nói.
  3. Đọc: cũng có hai hình thức là dài và ngắn.
    Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 5 bài đọc trích từ các sách giáo khoa của trường đại học hoặc cao đẳng ở Bắc Mỹ. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 100 phút của dạng dài).
  4. Viết: gồm 2 bài viết.
    Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải vào khoảng 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.

    Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải vào khoảng 300-350 từ. Thí sinh có 35 phút để viết.

TOEFL trên máy tính (CBT)

TOEFL trên máy tính (CBT) được tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 2006. Bài thi cũng được chia ra làm 4 phần : nghe, cầu trúc ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Trong lúc làm bài thí sinh không được phép ghi chú.

  1. Phần nghe (45-70 phút).
    gồm 2 dạng: thí sinh sẽ nghe những đoạn đối thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong lớp học hoặc trong trường đại học; hoặc những mẫu đối thoại giữa sinh viên với giảng viên. Các câu hỏi thường là dạng : ai, chủ đề của câu chuyệnở đâu.
  2. Phần ngữ pháp (15-20 phút).
    thường là dạng nhận định chỗ sai trong câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
  3. Phần đọc hiểu (70-90 phút).
    Thí sinh sẽ đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan, thường là các dạng như: chủ đề của đoạn văn, các câu hỏi liên quan đến tác giả, các ý kiến được suy ra từ nội dung của đoạn văn…
  4. Phần viết bài luận (30 phút).
    Viết một bài luận về một chủ đề thông thường và nêu ra quản điểm chủ quan của thí sinh về chủ đề đó.
Bài thi TOEFL trên máy tính (CBT) được lập trình trước để mức độ khó-dễ của câu hỏi sẽ phụ thuộc vào sự trả lời của thí sinh đối với những câu hỏi trước.
Điểm số sẽ được chấm thành 3 phần theo thang điểm 0-30: nghe, đọc hiểu-ngữ pháp (gộp chung) và viết. 3 phần điểm sau đó được qui đổi thành điểm cuối cùng với thang điểm từ 0-300. Điểm viết sẽ được cho biết riêng theo thang điểm 0-6.

TOEFL trên giấy

Đây là dạng thi TOEFL cũ. Dạng này hầu như đã không còn được sử dụng trừ những khu vực không có điều kiện để thi iBT hoặc CBT. Cấu trúc bài thi PBT cũng tương tự như bài thi PBT chỉ có số câu hỏi nhiều hơn và thang điểm rộng hơn. Thang điểm tổng kết của TOEFL PBT là từ 310-677 và được qui đổi từ 3 cột điểm: nghe (31-68), ngữ pháp (31-68) và đọc (31-67). Khác với CBT, điểm phần viết (TWE – Test of Written English) không được tính vào điểm tổng kết mà được cho riêng biệt với thang điểm từ 0-6.

[nguồn: Wikipedia]

Bạn có muốn trở thành chuyên viên công nghệ Microsoft?

Như trước đây Tạp chí e-Chíp đã đưa tin nhiều lần về thế hệ chứng chỉ mới của Microsoft, hiện nay sự quan tâm của thị trường đã bắt đầu có tín hiệu tăng dần. Bài viết này hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin cho các nhà đào tạo, tuyển dụng và nhất là người học, người thi đang muốn “sở hữu” chứng nhận quốc tế.

mcts-logo

MCTS – chìa khóa mới để trở thành chuyên gia

Chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist) là chứng chỉ mới của Microsoft, xác nhận kiến thức chuyên sâu và kỹ năng tinh thông về một lĩnh vực nhất định trong công nghệ Microsoft. Cụ thể hiện nay có 5 nhánh sau:

  • Technology Specialist: .NET Framework 2.0 Web Applications
  • Technology Specialist: .NET Framework 2.0 Windows Applications
  • Technology Specialist: .NET Framework 2.0 Distributed Applications
  • Technology Specialist: SQL Server 2005
  • Technology Specialist: BizTalk Server 2006

Chứng chỉ đầu tiên MCTS: .NET Framework 2.0 Web Applications tập trung vào môi trường Dot Net và phát triển ứng dụng phía máy trạm trên nền web. Bạn cần thi hai môn:

  • Exam 70–536: TS: Microsoft .NET Framework 2.0 – Application Development Foundation (chọn một trong ba ngôn ngữ: Microsoft Visual Basic 2005, Microsoft Visual C# 2005, Microsoft Visual C++ 2005)
  • Exam 70–528: TS: Microsoft .NET Framework 2.0 – Web-Based Client Development (chọn một trong hai ngôn ngữ: Microsoft Visual Basic 2005 và Microsoft Visual C# 2005)

Tương tự, MCTS: .NET Framework 2.0 Windows Applications cũng yêu cầu hai môn thi, môn đầu 70-636 (đã nêu trên) và môn:

  • Exam 70–526: TS: Microsoft .NET Framework 2.0 – Windows-Based Client Development (chọn một trong ba ngôn ngữ: Microsoft Visual Basic 2005, Microsoft Visual C# 2005, Microsoft Visual C++ 2005)

Tiếp theo là chứng chỉ MCTS: .NET Framework 2.0 Distributed Applications, cũng giống hai chứng chỉ trên: bạn cần thi môn 70-536 và:

  • Exam 70–529: TS: Microsoft .NET Framework 2.0 – Distributed Application Development (chọn một trong hai ngôn ngữ: Microsoft Visual Basic 2005 và Microsoft Visual C# 2005)

Đó là ba chứng chỉ về ngành lập trình. Nếu bạn đã có MCSD thì bạn có thể thi thẳng lên MCPD (Microsoft Certified Professional Developer) mà không cần qua MCTS nữa. Chứng chỉ MCTS tiếp theo thuộc về ngành cơ sở dữ liệu. MCST: SQL Server 2005 tập trung sâu vào phần mềm quản trị dữ liệu SQL Server 2005, chỉ yêu cầu bạn thi một môn mà thôi. Công việc chính của những ai có chứng chỉ này là database administrator, database developer, hoặc business intelligence developer. Môn thi là Exam 70–431: TS: Microsoft SQL Server 2005 – Implementation and Maintenance.

Chứng chỉ MCTS còn lại là MCTS: BizTalk Server 2006, tập trung vào phần mềm BizTalk Server 2006. Thí sinh cần thi đậu một môn là Exam 70–235: TS: Developing Business Process and Integration Solutions Using BizTalk Server 2006.

Một số môn thi mới

Giữa tháng 3 vừa qua, Microsoft vừa đưa ra thêm một số kỳ thi có liên quan đến những chứng chỉ này. Chẳng hạn môn thi “UPGRADE: MCDBA Skills to MCITP Database Administrator by Using SQL Server 2005” (mã số Exam 70-447) dành cho các MCDBA muốn nhanh chóng đạt được chứng chỉ “MCITP: Databased Administrator”.

Các bạn có thể thường xuyên kiểm tra môn thi mới tại địa chỉ http://www.microsoft.com/learning/mcpexams/status/new.asp để nắm thông tin cập nhật. Những chi tiết về nội dung bài thi, các phần kiến thức cần nắm cũng như sách tham khảo về MCTS có liệt kê tại http://www.microsoft.com/learning/mcp/mcts. Chúc bạn đọc sớm trở thành chuyên viên công nghệ (technology specialist) do chính Microsoft công nhận.

Nguồn: Tạp chí eChip

TỰ SỰ MCP

MCP (Microsoft Certified Professional) là chứng chỉ được nhiều người thi nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bài viết này là lời tâm sự của danh hiệu này.

logo_mcp

Thế là đã tròn 13 năm, kể từ ngày mình oa oa khóc tiếng đầu đời. Đối với con người, 13 tuổi chỉ kịp đủ để vượt qua ngưỡng “con nít”, nhưng với mình ngần ấy năm đã là một khoảng thời gian dài nhiều biến cố và đã khá trưởng thành. Nhờ có “mẹ” là Microsoft nên mình có được sự khởi đầu khá thuận lợi, đồng thời càng về sau càng được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, đã có hơn 1.6 triệu người sở hữu mình trên toàn thế giới. Và trong giới IT, không ai mà không biết tên mình cả.

Nhớ lại những ngày đầu mới ra mắt, mình chỉ có nhiều anh chị em và bè bạn như bây giờ. Ngày đó mình nhớ chỉ có anh MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer) và anh MCT (Microsoft Certified Trainer) cùng với người bạn MCPS (Microsoft Certified Product Specialist) mà thôi. Tất cả bọn mình ngày đó đều tập trung vào lĩnh vực hệ thống và mạng. Mãi 3 năm sau, năm 1995, mình mới có thêm ông anh là MCSD (Microsoft Certified Solution Developer) chuyên về lập trình.

Mình du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1997-1998. Đó cũng là thời điểm mình có thêm mấy người “bà con”: MCP+I nè, rồi MCSE+I nè và sau còn có MCP+SB nữa. Chữ I sau dấu cộng tức là Internet, nghĩa là chứng chỉ có thêm kiến thức về Internet. Còn chữ SB là viết tắt của Site Building, thiên về xây dựng website. Tuy nhiên, những người bà con này chỉ gắn với công nghệ Windows NT Server 4, sau này khi chuyển sang công nghệ mới thì họ xem như hoàn thành sứ mạng, không tung hoành trên chốn giang hồ nữa.

Năm 1999, mình bắt đầu có “bà chị” trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu (CSDL) là MCDBA (Mcirosoft Certified Database Administrator). Giữa năm đó, trên toàn cầu chỉ mới có khoảng nửa triệu người có tên trong danh sách của mình.

Thế nhưng, chỉ hơn 1 năm sau, cuối năm 2000, số người sở hữu mình đã tăng gấp đôi, lên đến con số 1 triệu. Cũng trong năm này, các thí sinh đều được yêu cầu phải nâng cấp lên công nghệ Windows 2000, tạo nên một áp lực khá căng. Về sau này, bà mẹ Microsoft mới nới tay, công nhận sự tồn tại song song của MCP, MCSE thuộc những công nghệ khác nhau (nhưng tất nhiên chỉ công nhận người cũ thôi, còn người mới phải thi công nghệ mới). Hiện nay, đa số các thí sinh đều nhắm vào công nghệ tiên tiến là Windows 2003. Nhưng mình tin rằng, mình sắp được “lên đời” nữa rồi.

Sang năm 2001, do nhu cầu phân khúc về lao động và chuyên môn, bà mẹ Microsoft sinh ra thêm một ông anh MCSA, nằm giữa mình và anh MCSE. Chữ SA là Systems Administrator, đây là cấp độ quản trị và vận hành hệ thống mạng. Còn ông anh cả MCSE là cấp độ thiết kế, lập kế hoạch, cao hơn một bậc. Muốn “lấy” được mình, chỉ cần thi một môn là đủ, còn muốn đạt được anh MCSA phải qua 4 môn. Anh cả MCSE thì cao giá lắm, đòi “của hồi môn” đến 6-7 môn tùy theo công nghệ.

Về hướng lập trình, một năm sau cũng có ông anh “trung gian” giữa mình và MCSD. Đó là MCAD (Microsoft Certified Application Developer). Tất nhiên, thế giới cần nhiều lập trình viên phát triển ứng dụng hơn là những chuyên gia thiết kế giải pháp phần mềm. Như vậy, cả hai hướng hệ thống (mạng) và lập trình đều phân cấp theo kiểu kim tự tháp. Riêng nhánh về CSDL vẫn chỉ có mình chị MCDBA mà thôi. Gần đây, còn có anh MCDST về kỹ thuật máy đơn nữa.

Hiện giờ, hai ông anh MCSA và MCSE đều có thêm những “ruột thịt” khác, gọi là chứng chỉ chuyên biệt (specialization). Đó là MCSA: Messaging và MCSA: Security, cấp MCSE cũng thế. Không chỉ phân nhánh chuyên sâu như vậy, mà thí sinh còn được chọn công nghệ Windows 2000 hay 2003 để thi.

Những chuyên viên IT nào muốn “cưới” được mình, muốn có chứng chỉ mang chữ ký của chính Bill Gates, thì nên vào trang www.microsoft.com, phần Learning để xem chi tiết hơn. Mình mong sớm thuộc về các bạn, nhé!

Nguồn: Tạp chí eChip