Vì sao máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10.000m?

Tại sao máy bay không bay cao hơn hay thấp hơn độ cao này?

Một trong những lý do chính khiến những chiếc máy bay thương mại phải bay cao đến vậy là càng lên cao không khí càng loãng giúp máy bay dễ dàng di chuyển hơn, nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu hơn.

Hiện tại, các máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 10.000 – 12.800m. Nếu cơ trưởng cho bay quá cao, động cơ không thể đốt cháy do nhiệt độ thấp; còn nếu bay thấp thì gặp sức cản của không khí. Cách tối ưu nhất là tăng độ cao thay vì bay thẳng ở độ cao 10.000 m do sức nặng của máy sẽ giảm dần theo lượng nhiên liệu đã sử dụng và sức cản không khí.

bay

Khi bay ở độ cao từ 10.000 m trở nên, máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng. Nếu đã từng một lần đi máy bay bạn sẽ thấy bầu trời trong xanh khi ở trên cao nhưng khi hạ cánh lại thấy mưa phùn buồn tẻ.

Tất nhiên máy bay vẫn có thể bay khi có bão nhưng điều đó quá mạo hiểm. Vì thế, các hãng hàng không thường hủy bay khi gặp thời tiết cực cực đoan này.

Bay cao không chỉ tránh lực cản không khí hay những tòa cao ốc mà còn giúp máy bay không đụng phải những vật cản khác những đàn chim với số lượng lớn hay thiết bị Drone (thiết bị bay không người lái) có thể va chạm với tốc độ cao hoặc bị cuốn vào động cơ máy bay.

Ở độ cao 10.000m nếu như động cơ bị hỏng, phi công có đủ thời gian để đưa ra giải pháp và tìm nơi hạ cánh an toàn. Đồng thời không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh khi tiếp đất.

Tại sao càng lớn càng khó học ngoại ngữ mới?

Không ít người từng trải qua cảm giác không thể nào tiếp thu được khi muốn học một ngôn ngữ mới. Nguyên nhân có thể nằm ngay chính trong cơ chế hoạt động của bộ não.

Tiến sĩ Matt Leonard, chuyên ngành phẫu thuật thần kinh tại Đại học California (Mỹ), cùng nhóm nghiên cứu đã xem xét vỏ não của một số tình nguyện viên mắc bệnh động kinh, những người có đặt điện cực trong não để hỗ trợ điều trị. Nhóm nghiên cứu được họ cho phép quan sát các tín hiệu từ những điện cực này. Kế đó, tiến sĩ Matt Leonard cùng các cộng sự cho các tình nguyện viên có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh làm quen với tiếng Hoa. Họ được yêu cầu phân biệt một số thanh âm trong một vài từ vựng lần đầu tiên nghe thấy.

Lúc đầu, hầu hết các tình nguyện viên đều vượt qua thử thách xác định đúng các âm mới. Tuy nhiên độ chính xác không tăng lên theo thời gian, ngược lại dao động thất thường. Xem xét các tín hiệu vỏ não, nhóm nghiên cứu nhận thấy có những khu vực tế bào thần kinh hào hứng tiếp nhận thông tin mới khi học ngôn ngữ, trái lại một số vùng hầu như không có động tĩnh gì. Mức độ đối lập của hai trạng thái càng ít, khả năng nhanh nhạy trong các bài tập thí nghiệm càng cao.

 hoc-ngoai-ngu

Tiến sĩ Matt Leonard trong nghiên cứu – (Ảnh: Susan Merrell)

Điều này phần nào lý giải tại sao một số người tiếp thu âm thanh ngôn ngữ mới dễ dàng hơn nhiều so với những người khác. Tiến sĩ Matt Leonard giải thích: “hoạt động của tế bào não có thể được chia thành hai đặc tính: tính mềm dẻo và tính ổn định. Tính mềm dẻo thể hiện khả năng thay đổi của não bộ, khi thu được thông tin mới, chúng sẽ hình thành các kết nối mới giữa các nơron. Ngược lại, tính ổn định giúp não cứ giữ lấy những gì đã học, đã biết”. Trẻ nhỏ thường có tính mềm dẻo cao, giúp hình thành các kết nối thần kinh khi học những điều mới mẻ. Khi một người càng lớn, những kết nối mới giữa các nơron sẽ giảm, vì vậy tính mềm dẻo của não cũng bớt đáng kể.

 hoc-ngoai-ngu-1

Học ngoại ngữ luôn là thách thức với nhiều người, đặc biệt khi lớn tuổi

Matt Leonard cho rằng theo thời gian, bộ não sẽ ưu tiên tính ổn định. Về cơ bản, bộ não có xu hướng giữ lại những thứ quan trọng đã nằm trong túi hiểu biết của chúng ta hơn là tiếp nhận những thứ mới. Tương tự với khi học ngôn ngữ, não thường chuộng giữ lại tiếng mẹ đẻ thay vì dung nạp thêm những loại ngôn ngữ mới. Càng già đi, xu hướng này càng gia tăng. Vì vậy, theo tiến sĩ Matt Leonard, nỗ lực là điều cần thiết. Ngoài ra, những người có mong muốn học thêm một ngoại ngữ cần biết cách tạo môi trường để có thể tiếp xúc với những thứ tiếng mới thường xuyên, từ đó vượt qua được tính ổn định sẵn có ở não bộ.

Vì sao chúng ta phải tặng quà Giáng sinh cho nhau?

Việc tặng quà Giáng sinh theo thời gian đã trở thành một trong những truyền thống của ngày lễ này. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của việc tặng quà Giáng sinh trong dịp này?

Khi Chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua từ phía Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính. Họ mang đến 3 món quà quý giá là vàng, trầm hương và mộc dược.

qua-giang-sinh

Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Đây là ba màu sắc tượng trưng cho Giáng sinh và theo thời gian, từ cách trang trí đến thời trang, đều lấy cảm hứng từ gam màu này.

Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có để bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừu mang tặng Chúa trái cây và các đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Đối với một số người, tặng quà cho nhau trong ngày Giáng sinh có ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Bởi Chúa Jesus đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Việc tặng quà xem như mô phỏng cho hành động nho nhỏ của bạn dành cho người khác mà không cần được đáp trả. Việc tặng quà Giáng sinh còn là biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn.

Tại sao chúng ta hay thấy hình khuôn mặt trong những đồ vật vô tri?

Các nhà khoa học cho biết con người chúng ta rất hay tưởng tượng ra những khuôn mặt từ hình dáng của những vật thể vô tri. Chỉ cần nó có những nét từa tựa đôi mắt và cái miệng, não bộ bạn sẽ tự động gán nó cho một khuôn mặt.

Hành vi nhận thức này phổ biến đến nỗi các nhà khoa học phải đặt cho nó một cái tên: "Face pareidolia". Các nhà khoa học đã xác định được một khu vực trong não bộ gọi là Fusiform face area (FFA) chuyên có chức năng nhận dạng khuôn mặt. Họ chứng minh điều đo bằng cách đưa các tình nguyện viên vào máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và lần lượt chiếu cho họ xem một loạt các hình vẽ.

Khi đến các hình vẽ khuôn mặt thật, FFA mất 130 mili giây để được kích hoạt trong não bộ, giúp tình nguyện viên nhận biết đó là một khuôn mặt. Với các hình vẽ tựa khuôn mặt, FFA mất một chút lâu hơn, nhưng cũng chỉ 165 mili giây để sáng lên trên màn hình fMRI. Còn các hình vẽ không có dạng khuôn mặt, FFA không được kích hoạt.

 photo-2-15982321454751517604593

Các nhà khoa học đã xác định được một khu vực trong não bộ gọi là Fusiform face area (FFA) chuyên có chức năng nhận dạng khuôn mặt.

Quan sát sự phát triển của khu vực FFA trong não bộ, các nhà khoa học nhận thấy nó kém phát triển ở trẻ em nhưng sẽ phát triển đầy đủ khi chúng ta đến tuổi vị thành niên. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh ngay từ 3 tháng tuổi đã có thể nhận biết các khuôn mặt khác nhau và đặc biệt thấy gần gũi với khuôn mặt của mẹ.

Một giả thuyết đặt ra, đó là khu vực FFA và chức năng nhận biết khuôn mặt sẽ cho phép trẻ sơ sinh bám lấy mẹ mình và những người khác xung quanh để có được thức ăn. Ở thời kỳ đó, thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chỉ có thể lờ mờ thấy các mẫu hình khuôn mặt.

photo-3-1598232143893490836477

Chính sự nhận diện không đầy đủ này đã gieo mầm cho "Face pareidolia" khiến chúng ra có thể tưởng tượng ra một khuôn mặt dù đó không hẳn là các khuôn mặt thật.

"Mô hình cơ bản chứa các đặc điểm xác định khuôn mặt người (thường là hai mắt và một miệng) là thứ mà bộ não của chúng ta đặc biệt chú ý đến. Chính nó đã thu hút sự chú ý của chúng ta đến các vật thể khơi gợi Face pareidolia", Colin Palmer một nhà thần kinh học đến từ Đại học New South Wales (UNSW) cho biết.

photo-4-1598232143449950551499

"Nhưng nhận thức khuôn mặt không chỉ là nhận biết sự hiện diện của một khuôn mặt. Chúng ta còn cần nhận ra người đó là ai và đọc thông tin từ khuôn mặt của họ, chẳng hạn như liệu họ có đang chú ý đến chúng ta hay không, và liệu họ đang vui hay đang buồn".

Nhu cầu nhận diện này thúc đẩy vùng FFA trong não bộ phát triển và hoàn thiện ở tuổi vị thành niên. Đến tuổi này, việc nhận biết được khuôn mặt với các trạng thái khác nhau sẽ đem lại lợi thế tiến hóa, Palmer nói. Chẳng hạn, một người có thể biết người đối diện là một kẻ lạ mặt hay kẻ thù đang giận dữ với mình, anh ta có thể sẵn sàng đối phó hoặc chạy trốn mối đe dọa đó để tồn tại.

Tại sao người khiếm thị lại rất thính tai?

Những người khiếm thị thường có đôi tai rất thính nên mọi người thường hay nói rằng ‘ông trời bù cho họ’. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, điều này được lý giải như thế nào?

Bù lại thiệt thòi cho việc phải sống trong bóng tối, những người mù tự động phục hồi vùng thị giác trên não để đảm nhận nhiệm vụ định hướng âm thanh, do đó, khả năng nghe của họ siêu việt hơn nhiều so với người thường.

"Những kết quả này đã chỉ ra sự linh hoạt của não bộ", nhà khoa học thần kinh Franco Lepore thuộc Đại học Montreal, Canada, cho biết. Ông tin rằng nếu những người mù bẩm sinh hoặc từ khi còn nhỏ, sử dụng âm thanh để cảm nhận môi trường, đầu óc của họ sẽ thích nghi với điều đó.
Lepore cho rằng nếu ai đó bị mù từ khi còn nhỏ, não bộ của anh (chị) ta có thể trải qua việc tái tổ chức tinh tế. Nhóm của ông cũng tìm thấy rằng những người bị mù ở giai đoạn sau của cuộc đời thường thiếu hoạt động trên vùng vỏ não thị giác. Phát hiện này đã ủng hộ ý kiến trên.

Các thí nghiệm trước kia đã chỉ ra rằng những người bị mù trong giai đoạn đầu của cuộc đời thường trội hơn người khác trong những công việc không cần đến thị lực, như đánh giá tiếng nói, nhớ từ và khả năng âm nhạc. Một vài nhà khoa học khẳng định người mù có thể chỉ ra vị trí nguồn âm trong không gian tốt hơn so với người sáng mắt. Tuy nhiên, những người khác đã thất bại trong việc tìm ra lợi thế này.

Nhóm nghiên cứu đã scan não những người tham gia thí nghiệm để tìm hiểu vùng nào bị kích động mạnh nhất. Ảnh chụp cho thấy những người mù có khả năng định vị âm thanh vượt trội thường có hoạt động mạnh hơn ở vùng vỏ não thị giác – vùng não vốn chỉ dành cho việc nhìn. Ngược lại, ở nhóm sáng mắt và những người mù nghe kém, không có hình ảnh của hoạt động này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người khiếm thị có xu hướng xử lý âm thanh trong một “băng thông” hẹp hơn, chính xác hơn so với những người bình thường, cho thấy cảm giác điều chỉnh tần số của họ trong vỏ thính giác được tinh chỉnh tốt hơn so với người không bị khiếm thị.

Những người bị cận thị việc thể thiện chính xác âm thanh không quan trọng vì họ có thể nhìn giúp họ nhận ra đồ vật, trong khi những người mù chỉ có thông tin thính giác.

Từ đó giúp chúng ta hiểu được tại sao người khiếm thính lại có thể phát hiện âm thanh trong môi trường.

Tại sao bò luôn quay mặt về hướng Bắc hoặc Nam trong khi gặm cỏ?

Ngoài bò, nhiều loài gia súc khác cũng có thói quen quay đầu về hướng Bắc hoặc Nam khi gặm cỏ, nghỉ ngơi.

Hầu hết mọi người không nghĩ nhiều đến việc chăn thả bò, nhưng khi một nhóm các nhà khoa học quan sát hàng ngàn bức ảnh vệ tinh từ Google Earth về những con bò, họ tình cờ phát hiện ra một chi tiết mà cả ngàn năm qua không ai để ý đến: Những con bò ​​sẽ đứng dọc theo cực từ trường của Trái đất – quay mặt về hướng bắc hoặc nam – bất cứ khi nào chúng gặm cỏ hoặc nghỉ ngơi.

bo

Tuy một số động vật được biết là có một “la bàn” bên trong, đây là lần đầu tiên hiện tượng này được tìm thấy ở một loài động vật có vú lớn. Một điều kỳ lạ nữa là càng ở gần cực của trái đất, những con bò càng kém chính xác trong việc định hướng.

Các nhà khoa học nhận thấy không chỉ bò mà những đàn gia súc luôn quay đầu về một hướng. Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục Bắc-Nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía Bắc.

Những đàn hươu hoang dã cũng có hành vi tương tự, nhưng các thợ săn đã không chú ý tới hiện tượng này trong suốt hàng nghìn năm. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật.

Nhiều động vật – trong đó có chim và cá hồi – sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường.

Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) sau khi tiến hành nghiên cứu gia đàn gia súc trâu, bò, hươu thông qua Google Earth đã khẳng định: "Chúng tôi kết luận rằng từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn km từ châu Phi tới châu Á và châu Âu", Sabine nói.

Vì sao kiến không bị lạc đường?

Đôi khi những con kiến phải đi tìm nguồn thức ăn xa tổ của chúng đến hàng kilômet, thế nhưng dù thế nào nó vẫn có khả năng quay trở về nơi xuất phát một cách rất chính xác và an toàn.

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có “”nhà”” của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa hàng kilômet. Từ nơi rất xa lại tìm về được “”nhà”” của chính mình, thật không phải là một chuyện đơn giản, nhưng con kiến bé nhỏ lại có một bản năng tìm đường rất giỏi, khó mà bị lạc đường được.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu về loài kiến, đã phát hiện ra thị giác của kiến rất nhanh nhạy, không những cảnh vật trên đường được chúng dùng để nhận biết đường đi, mà còn cả cảnh vật trên bầu trời cũng có thể được chúng dùng để nhận biết đường đi.

Có người đã làm một cuộc thử nghiệm như sau: nhân lúc một đàn kiến đang trên đường về tổ, dùng một bình phong hình ống nhốt chúng lại, làm cho chúng không thể nhìn được cảnh vật xung quanh, chỉ có thể nhìn thấy bầu trời, kết quả là đàn kiến bò vẫn đúng đường.

Sau đó, người ta lại dùng một tấm ngang chặn phía trên của đàn kiến về tổ, ngoài ra đặt rất thấp, làm cho chúng không thể nhìn thấy cảnh vật của bầu trời và xung quanh, lúc này chúng bắt đầu bò loạn lên. Do vậy, có thể thấy rằng, vị trí của Mặt Trời và ánh sáng trên trời phản xạ xuống, đối với kiến mà nói đều có thể dùng để nhận biết được hướng chúng về tổ.

kien

Ngoài dựa vào mắt ra, kiến còn có thể căn cứ vào mùi để nhận biết. Theo các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Sheffield (nước Anh), có hai yếu tố quan trọng giúp kiến có thể tự định phương hướng cho mình khi đi tìm mồi xa tổ là biên độ góc giữa hai lối rẽ do chúng tạo ra và một mùi hương đặc trưng làm dấu do chúng để lại.

Chẳng hạn như khi nghiên cứu trên loài kiến vàng, các nhà khoa học này nhận thấy lộ trình tìm mồi xuất phát từ tổ được kiến xác lập bằng cách sử dụng thứ mùi đặc trưng làm dấu hiệu cho những con đi sau chúng.

Tại những nơi lộ trình cần được rẽ nhánh để dẫn đến chỗ có nguồn thức ăn thì một trong những góc giữa các lối rẽ do kiến tạo ra sẽ luôn là 600. Khi đó, bất kỳ con kiến nào dù có vô tình lọt ra khỏi lộ trình cũng đều có thể tìm được đường đi đúng bằng cách tìm ra góc hẹp này. Để xác định đường quay về tổ, con kiến đó chỉ cần quay lưng về phía góc hẹp là có thể định hướng đi một cách chính xác.

Bằng cách nào loài chim biết đường di trú?

Loài chim dựa vào đâu để xác định phương hướng khi tìm đường di trú?

Vào cuối mùa hè, nhiều giống chim ở nhiều miền trên thế giới đã rời bỏ “nhà” để bay về phương nam trú đông (lúc đó, ở Nam bán cầu là mùa hè). Đôi khi, thay vì về phương nam chúng bay sang một lục địa khác cách đó cả mấy ngàn cây số. Mùa xuân sau đám chim này trở lại, nhưng không quay về cái xứ sở từ đó chúng đã ra đi. Bằng cách nào chúng tìm ra đường đi và về?

Người ta đã làm nhiều thí nghiệm để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này. Một trong những thí nghiệm ấy là một số cò được bắt đi khỏi tổ và đem đến một nơi khác trước cuộc trú đông khởi diễn vào mùa thu. Từ chỗ ở mới này người ta dự đoán chúng sẽ tìm ra một hướng mới để đi đến nơi sinh sống trong lúc trú đông. Nhưng, đến thời điểm phải đi, chúng vẫn theo đúng hướng mà chúng phải theo như khi chúng ở nơi cũ. Dường như có một năng hướng bẩm sinh đã khiến chúng biết phải bay về hướng nào khi mùa đông sắp tới gần.

chim-di-tru

Khả năng tìm ra đường trở về nhà của loài chim thật đáng cho ta ngạc nhiên. Bị chở trên máy bay để tới một nơi cách chỗ chúng ở ít nhất cũng khoảng 650km, thế mà khi được thả ra, chúng vẫn quay về đúng chỗ đã xuất phát. Nói rằng chúng có năng hướng tự nhiên biết tìm đường trở về, nói như vậy chẳng giải thích được hết những bí ẩn, vẫn chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi: “Bằng cách nào chúng tìm ra được đường về?” Ta biết rằng những con chim non chưa hề biết đường đi, vì khi đến nơi trú đông chúng mới ra đời. Vả lại, khi bay trở về thì thường là bay vào ban đêm, không nhìn thấy tiêu điểm trên mặt đất. Có loài chim còn bay qua biển. Trên là trời, dưới là biển, không có một tiêu điểm nào hết.

Một lý thuyết khác cho rằng loài chim có khả năng cảm ứng với từ trường bao quanh trái đất. Những từ tuyến chạy từ cực bắc tới cực nam. Có lẽ bầy chim đó theo các từ tuyến này. Nhưng thuyết này không đưa ra được bằng chứng cụ thể có khả năng thuyết phục. Nói trắng ra là cho đến hiện nay khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích đầy đủ về sự kiện bằng cách nào loài chim tìm được đúng hướng để bay đến nơi trú đông và rồi từ đó bay trở về một cách đúng hướng!

Có nhiều chuyện thú vị liên quan đến sự di trú của loài chim. Khi Columbus đến gần bờ biển lục địa châu Mỹ, ông thấy một bầy chim bay về theo hướng đông nam. Điều này có nghĩa là vị trí của ông lúc đó cách lục địa không xa. Thế là ông đổi hướng theo hướng chim bay. Nhờ đó ông đã tới đảo ngày nay gọi là Bahamas thay vì tới mũi Florida.

Nơi nào lạnh nhất trên trái đất?

Bạn có biết trên thế giới chỗ nào lạnh nhất nhất không? Trên thế giới chỗ lạnh nhất là Châu Nam Cực, nhiệt độ bình quân năm là -25°C, nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất là -88,3°C, đã từng có ghi chép là -94,5°C. Ở đó vĩ độ cao, hơn nữa là một lục địa toàn băng, đồng thời là khu vực bão tố lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra trên lục địa những nơi có người ở, chỗ lạnh nhất được xem là hai vùng Uâyhôzanck và Aormikhan ở Đông Xibêri, Nga.

Nhiệt độ bình quân hằng năm ở hai vùng đó là -15°C, tháng 3 mùa đông dưới -40°C. Nhiệt độ thấp nhất ở Uâyhôzanck là -68°C (1892), ở Aormikhan thấp nhất là -78°C (1933).

Sở dĩ khu vực Uây-Ao đặc biệt lạnh là vì vĩ độ và địa thế ở đó quyết định. Ở đó vĩ độ cao, vành đai Bắc Cực đi qua đó nên gió biển ấm áp không thổi đến được, đặc biệt là các miền Đông Nam, Tây Nam và Nam của khu vực này bị mạch núi Chiaski bao vây, chỉ có phía bắc mở ra Bắc Băng Dương, nhưng hai chỗ này đều nằm trong thung lũng cho nên không khí ấm phía nam đều bị che khuất.

Còn khí hậu giá lạnh ở phía bắc lại có thể tràn thẳng vào và dừng lại trong thung lũng. Ở vùng này ánh nắng Mặt Trời vốn ít, nhiệt độ đã thấp lại cộng thêm không khí giá rét, đúng là đã ở trong tuyết lại thêm băng, khiến cho vùng này quanh năm lại càng lạnh giá hơn.

Vì sao khi tuyết rơi không lạnh nhưng khi tuyết tan lại lạnh?

Hóa ra tuyết rơi không phải là thời điểm lạnh nhất của mùa đông.

Vào mùa đông, nhiều vùng thường chịu sự chiếm lĩnh của luồng không khí lạnh. Luồng không khí vừa lạnh vừa khô bắt nguồn từ phương Bắc di chuyển xuống phía Namvới cường độ mạnh, khi nó tiếp xúc luồng không khí nóng ẩm ở phương Nam, do không khí lạnh nặng hơn không khí nóng, liền đẩy không khí nóng ẩm bay lên cao, khiến cho hơi nước trong luồng không khí nóng nhanh chóng kết tủa tạo thành hạt băng, các hạt băng to dẩn lên trở thành hoa tuyết rồi sau đó rơi xuống đất.

tuyet

Trước khi luồng không khí lạnh đến, thông thường thì luồng không khí nóng ẩm ở phương Nam rất mạnh, vì thế, thời tiết có phẩn ấm áp. Mà hơi nước kết tụ thành hoa tuyết cũng giải phóng ra một nhiệt lượng nhất định, điều này khiến cho thời tiết trước khi tuyết rơi và khi tuyết rơi thường không lạnh.

Sau khi trung tâm luồng không khí lạnh qua đi, mây tan tuyết tạnh, thời tiết trở nên trong xanh, do trên bẩu trời đã mất đi tẩng mây cản trở, trên mặt đất liền phóng ra một nhiệt lượng rất lớn, nhiệt độ lúc này giảm xuống đáng kể. Hơn nữa, những nơi tuyết rơi khi bị ánh sáng Mặt trời chiếu xạ xuống sẽ bị tan chảy, khi tan chảy sẽ hấp thu một nhiệt lượng lớn.

tuyet-1

Theo thí nghiệm thực tế, 1 gam băng ở 0 độ C, tan chảy thành nước 0 độ C cẩn hấp thu là 334,4 micron(80kcal) nhiệt lượng, cho nên khi một vùng lớn tuyết tan thì nhiệt lượng cẩn hấp thu cũng phải tương đương. Vì thế người ta có cảm giác thời tiết lạnh hơn.