Tại sao bò luôn quay mặt về hướng Bắc hoặc Nam trong khi gặm cỏ?

Ngoài bò, nhiều loài gia súc khác cũng có thói quen quay đầu về hướng Bắc hoặc Nam khi gặm cỏ, nghỉ ngơi.

Hầu hết mọi người không nghĩ nhiều đến việc chăn thả bò, nhưng khi một nhóm các nhà khoa học quan sát hàng ngàn bức ảnh vệ tinh từ Google Earth về những con bò, họ tình cờ phát hiện ra một chi tiết mà cả ngàn năm qua không ai để ý đến: Những con bò ​​sẽ đứng dọc theo cực từ trường của Trái đất – quay mặt về hướng bắc hoặc nam – bất cứ khi nào chúng gặm cỏ hoặc nghỉ ngơi.

bo

Tuy một số động vật được biết là có một “la bàn” bên trong, đây là lần đầu tiên hiện tượng này được tìm thấy ở một loài động vật có vú lớn. Một điều kỳ lạ nữa là càng ở gần cực của trái đất, những con bò càng kém chính xác trong việc định hướng.

Các nhà khoa học nhận thấy không chỉ bò mà những đàn gia súc luôn quay đầu về một hướng. Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục Bắc-Nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía Bắc.

Những đàn hươu hoang dã cũng có hành vi tương tự, nhưng các thợ săn đã không chú ý tới hiện tượng này trong suốt hàng nghìn năm. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật.

Nhiều động vật – trong đó có chim và cá hồi – sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường.

Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) sau khi tiến hành nghiên cứu gia đàn gia súc trâu, bò, hươu thông qua Google Earth đã khẳng định: "Chúng tôi kết luận rằng từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn km từ châu Phi tới châu Á và châu Âu", Sabine nói.

Vì sao kiến không bị lạc đường?

Đôi khi những con kiến phải đi tìm nguồn thức ăn xa tổ của chúng đến hàng kilômet, thế nhưng dù thế nào nó vẫn có khả năng quay trở về nơi xuất phát một cách rất chính xác và an toàn.

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có “”nhà”” của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa hàng kilômet. Từ nơi rất xa lại tìm về được “”nhà”” của chính mình, thật không phải là một chuyện đơn giản, nhưng con kiến bé nhỏ lại có một bản năng tìm đường rất giỏi, khó mà bị lạc đường được.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu về loài kiến, đã phát hiện ra thị giác của kiến rất nhanh nhạy, không những cảnh vật trên đường được chúng dùng để nhận biết đường đi, mà còn cả cảnh vật trên bầu trời cũng có thể được chúng dùng để nhận biết đường đi.

Có người đã làm một cuộc thử nghiệm như sau: nhân lúc một đàn kiến đang trên đường về tổ, dùng một bình phong hình ống nhốt chúng lại, làm cho chúng không thể nhìn được cảnh vật xung quanh, chỉ có thể nhìn thấy bầu trời, kết quả là đàn kiến bò vẫn đúng đường.

Sau đó, người ta lại dùng một tấm ngang chặn phía trên của đàn kiến về tổ, ngoài ra đặt rất thấp, làm cho chúng không thể nhìn thấy cảnh vật của bầu trời và xung quanh, lúc này chúng bắt đầu bò loạn lên. Do vậy, có thể thấy rằng, vị trí của Mặt Trời và ánh sáng trên trời phản xạ xuống, đối với kiến mà nói đều có thể dùng để nhận biết được hướng chúng về tổ.

kien

Ngoài dựa vào mắt ra, kiến còn có thể căn cứ vào mùi để nhận biết. Theo các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Sheffield (nước Anh), có hai yếu tố quan trọng giúp kiến có thể tự định phương hướng cho mình khi đi tìm mồi xa tổ là biên độ góc giữa hai lối rẽ do chúng tạo ra và một mùi hương đặc trưng làm dấu do chúng để lại.

Chẳng hạn như khi nghiên cứu trên loài kiến vàng, các nhà khoa học này nhận thấy lộ trình tìm mồi xuất phát từ tổ được kiến xác lập bằng cách sử dụng thứ mùi đặc trưng làm dấu hiệu cho những con đi sau chúng.

Tại những nơi lộ trình cần được rẽ nhánh để dẫn đến chỗ có nguồn thức ăn thì một trong những góc giữa các lối rẽ do kiến tạo ra sẽ luôn là 600. Khi đó, bất kỳ con kiến nào dù có vô tình lọt ra khỏi lộ trình cũng đều có thể tìm được đường đi đúng bằng cách tìm ra góc hẹp này. Để xác định đường quay về tổ, con kiến đó chỉ cần quay lưng về phía góc hẹp là có thể định hướng đi một cách chính xác.